Hướng dẫn xử lý khi đầu phun máy in khổ lớn bị lỗi

Hướng dẫn xử lý khi đầu phun máy in khổ lớn bị lỗi

Hướng dẫn xử lý khi đầu phun máy in khổ lớn bị lỗi

Trong quá trình sử dụng máy in không thể tránh khỏi các lỗi, trong đó lỗi ở phần đầu phun là một lỗi thường gặp. Sau đây là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi ở đầu phun máy in phun:

Hướng dẫn xử lý khi đầu phun máy in khổ lớn bị lỗi
Hướng dẫn xử lý khi đầu phun máy in khổ lớn bị lỗi

Vì sao đầu phun của máy in phun bị nghẹt

Khi in đầu phun của máy in phun không phun ra mực, làm hình in bị thiếu màu, thông thường tình trạng này được gọi là “đầu phun bị nghẹt”, đặc biệt đối với máy in khổ lớn, đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tỉ lệ thành phẩm.

Nguyên lí hoạt động của đầu phun cũng giống như ngyên lí hoạt động của máy bơm tay xe đạp, thanh trục ép khí chính là linh hồn của đầu phun-tinh thể áp điện. Khi bạn phát hiện máy bơm tay không ép ra được khí, thì chẳng qua cũng chỉ tại 2 nguyên nhân dưới đây tạo thành, đường khí không thông hoặc thanh trục ép khí không có tác dụng.

Tất nhiên nguyên lí hoạt động của đầu phun phức tạp hơn nhiều, nguyên nhân gây nghẹt cũng sẽ có rất nhiều, nhưng tổng quát mà nói chỉ có những tình huống sau:

1/ Mực in đọng lại trên đầu phun đến một mức nào đó thì sẽ làm bít lỗ phun, đây cũng là tình trạng thường gặp nhất, chất hòa tan trong nước mực phải được bay hơi hết thì mới có thể làm khô bề mặt hình in, vì thế mực in cũng được xem là chất lỏng bay hơi. Khi in, mực thường đọng lại một ít trên bề mặt lỗ phun, phần mực đọng lại này khi bay hơi hết sẽ từ từ làm cho lỗ phun nhỏ đi hoặc làm bít lỗ phun. Do chỉ ở bề ngoài của lỗ phun, nên rất dễ dàng vệ sinh hết, đây cũng chính là nguyên nhân chúng ta phải thường xuyên rửa đầu phun.

2/ Card tinh thể áp điện bị hư: đầu phun sẽ không thể phun mực được, thường thì card tinh thể này chỉ sử dụng khoảng trong 1 năm, trong những xưởng có cường độ làm việc cao thì không thể sự dụng đến 1 năm cũng là điều bình thường.

3/ Card tinh thể áp điện quá tải: hiện tượng là đầu phun lúc ra mực lúc thì không, đặc biệt trong trường hợp cần phun lượng mực nhiều(tất là lúc hình in cần in dưới chế độ màu đậm-hiện tượng nghẹt sẽ thể hiện rõ nét nhất, lúc này cách tốt nhất là nên thay 1 đầu phun mới.

4/ Lưới lọc bên trong đầu phun bị nghẹt gây nên mực không thể phun ra: những đầu phun đã sử dụng lâu ngày, đặc biệt đối với các xưởng in thường xuyên không chạy hàng vào ca tối, mực in trong đầu phun không lưu động trong thời gian dài, sẽ dễ dính vào lưới lọc và các vách đầu phun, làm cho diện tích lưu động của mực in nhỏ đi gây nên tình trạng không thể phun ra mực. Những thiết bị chuyên dụng hiện nay sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

5/ Độ dính của mực in quá cao hay quá thấp: độ dính của mực in quá cao sẽ khiến tính lưu động của mực in thấp, tất là quá lỏng sẽ rất dễ xảy ra tình trạng hút không khí vào, tinh thể điện áp sẽ không thể hút được mực in, đầu phun phun ra chỉ toàn là không khí.

Nguyên nhân kể trên có thể khiến đầu phun không thể phun ra mực, vì thế các nhà cung cấp đã khuyên khách hàng nên để mực in tại môi trường sử dụng ít nhất 24giờ trước khi sử dụng. Vì nhiệt độ thấp thì độ dính của mực in tăng cao, ngược lại khi nhiệt độ cao thì độ dính của mực in sẽ giảm, và độ chênh lệch này là khá lớn cho nên khi chúng ta sử dụng 2 loại mực có sự chênh lệch về độ dính chung với nhau, thì rất dễ xảy ra hiện tượng đầu phun không phun ra mực.

Những kỹ xảo trong bảo dưỡng đầu phun máy in phun

Vấn đề nghẹt đầu phun trong quá trình sử dụng máy chủ yếu dựa vào phòng tránh là chính, để giữ cho đầu phun luôn trong trạng thái hoạt động tốt, tốt nhất mỗi ngày ta bảo quản đầu phun bằng một số pp đơn giản và hiệu quả, như vậy sẽ làm giảm khả năng đầu phun bị nghẹt.

Bảo dưỡng đầu phun máy in phun, vì thế xin đọc kỹ các nội dung sau:

1/ Những pp bảo dưỡng đầu phun sau khi ráp máy và quá trình sử dụng máy trong thời gian đầu.

– Khi muốn đầu phun hoạt động ở trạng thái tốt nhất, trước khi sử dụng máy tiến hành sản xuất, xin hãy cố gắng để máy test một số hình mẫu trong vòng 1 hoặc 2 ngày, hình in tốt nhất sử dụng cả 4 màu CYMK, ngoài ra 2 biên đều phải chạy dãy màu CYMK để bảo đảm đầu phun đang trong trạng thái in.

– Khi in tốt nhất nên lấy miếng vải bảo vệ và dàn bảo vệ đầu phun ra ngoài.

2/ Cách bảo dưỡng đầu phun sau mỗi ngày làm việc:

Sau khi hoàn thành hàng in mỗi ngày, để đảm bảo trạng thái tốt nhất cho đầu phun và tránh việc mực in bay hơi làm cho đầu phun bị nghẹt, xin hãy làm theo các bước sau đây để bảo vệ đầu phun qua đêm.

– Tắt nguồn điện.

– Làm sạch miếng gạc bảo dưỡng bằng nước rửa, sau đó đổ nước rửa thấm ướt miếng gạc.

– Di chuyển dàn đầu phun về phía xả mực bên tay phải, dán miếng gạc khít vào đầu phun.

– Giữ đầu phun ở trạng thái như vậy đến sáng hôm sau.

3/ Cách xử lí khi phát hiện đầu phun bị nghẹt nhẹ:

– Trong quá trình in khi phát hiện đầu phun bị nghẹt nhẹ, phải nhanh chóng ấn phím pause để tạm dừng sau đó sử dụng thiết bị hút để hút mực từ đầu phun ra tiến hành vệ sinh. Sau khi vệ sinh xong nên sử dụng ống xilanh bơm nước rửa để rửa sạch các giọt mực còn đọng trên đầu phun.

– Kịp thời quyết đoán và xử lí triệt để khi đầu phun bị nghẹt là yếu tố quan trọng để bảo vệ dầu phun trong thời gian dài.

– Ngoài ra nên cẩn thận tìm ra ngyên nhân làm nghẹt đầu phun.

4/ PP xử lí khi thường xuyên xảy ra tình trạn nghẹt đầu phun.

– Ấn phím pause để tạm dừng, sau đó ấn phím purge để di chuyển dàn đầu phun về vị trí vệ sinh.

– Giữ trạng thái máy vẫn trong tình trạng mở, tháo gở các đường dây cáp của phao cảm ứng từ hệ thống cấp mực phụ lên main trên đầu máy.

– Tháo gở đường ống dẫn mực trên đầu phun(từ hộp mực phụ-, sau đó sử dụng ống xilanh để vệ sinh đầu phun. PP: mỗi lần 40ml nước rửa, mỗi 10 phút /lần, từ 3 đến 4 lần.

– Vệ sinh xong gắn trở lại các đường dây cáp của phao cảm ứng và các đường ống dẫn mực, sau đó tiếp tục thao tác in phần in tạm dừng trước

5/ PP xử lí khi hiệu quả của các pp trên không được như ý.

– Tháo gở đầu phun từ dàn đầu phun.

– Đổ 1 lượng nước rửa chuyên dụng vào thiết bị chứa sạch sẽ(chén,ly-, sau đó ngâm phần đáy đầu phun vào, độ cao từ dáy lên khoảng 2-3mm, sau đó lấy giấy nilon thực phẩm đẩy lại(tránh bám bụi-, và để qua ngày hôm sau. Chú ý: phần trên đầu nối dây cáp không được tiếp xúc với nuớc rửa nhằm tránh làm hư hại đầu phun.

– Sau khi ngâm đầu phun xong, sử dụng thiết bị rửa đầu phun chuyên dụng để rung nhẹ đầu phun, đổ 1 lượng thích hợp vào ngâm phần đáy đầu phun vô không quá 2-3mm, sau đó khởi động thiết bị rửa, thời gian rửa không được quá 5 phút để tránh làm tổn hại đến đầu phun.

– Dùng ống xilanh hút 40ml nước rửa, ép vào đầu nối cấp mực trên đầu phun, chú ý quan sát trạng thái đường nước phun ra, nếu đường nước thẳng, nói lên quá trình rửa đã có kết quả tốt, đầu phun này vẫn có thể tiếp tục sử dụng, nếu đường nước phun ra không thẳng thì ta tiếp tục lại các bước 2 và 3 từ 2-3 lần.

6/ PP xử lí khi dự tính máy in sẽ không hoạt động từ 48 giờ trở lên:

Khi dự tính máy in không sử dụng từ 48 giờ trở lên, ta phải rửa sạch mực in trong đầu phun, nếu không mực in trong đầu phun bay hơi hết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và chất lượng của đầu phun. PP xử lí như sau:

– Tắt nguồn điện.

– Di chuyển dàn đầu phun về vị trí rửa, phí đáy đầu phun để 1 thiết bị chóng ăn mòn mạnh để chứa đựng nước rửa.

– Dùng ống xilanh hút hoặc trực tiếp đổ hết nước mực trong hộp mực phụ. Sau đó dùng nước rửa rửa sạch.

– Tháo gở đường ống dẫn mực trên đầu phun, dùng ống xilanh hút 40ml nước rửa để rửa đầu phun, như thế 2 lần, sau đó đừng hút khô nước rửa trong đầu phun, mà phải chửa lại 1 lượng nước rửa đủ trong đầu phun để giữ ẩm cho đầu phun.

– Để đầu phun đã xử lí vào 1 thiết bị đựng sạch sẽ, sau đó lấy giấy nilon thực phẩm bịt kín lại, như vậy có thể bảo quản đầu phun trong 1 tháng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


Hỗ trợ trực tuyến
Bạn cần hỗ trợ?
Hotline hỗ trợ 24/7